Nữ sinh duyên dáng với áo dài

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại y phục cá biệt, khi nhìn cách phục sức của họ, chúng ta nhận biết họ thuộc quốc gia nào. Người Nhật Bản có chiếc áo Kimono, người Trung Hoa đời Măn Thanh có chiếc áo Thượng Hải mà quí bà quí cô thường gọi là áo "xường xám", người Đại Hàn, người Phi, người Thái v.v. Người Việt Nam, chúng ta hănh diện về chiếc áo dài, được trang trọng nâng lên ngôi vị quốc phục, cũng có người gọi một cách hoa mỹ hơn: "chiếc áo dài quê hương".

Dân tộc Việt Nam có một chiều dài lịch sử trên bốn ngàn năm theo như sử sách đă ghi, trong đó có một ngàn năm bị Bắc thuộc, tám mươi hai năm bị Pháp đô hộ, tiếp theo là cuộc nội chiến tương tàn! Một dân tộc mà bị dân tộc khác đô hộ trên ngàn năm quả là quá lâu. Bao nhiêu tài sản của quốc gia, sử sách quí giá, tài liệu về lịch sử v.v... đă cướp đi hoặc tiêu hủy hết. Mục đích của kẻ thống tri. là triệt tiêu nền văn hóa của ta để đồng hóa. Mặc dầu bị ngoại xâm, chiến tranh tàn phá liên miên, nhưng dân tộc ta luôn có sự đề kháng tinh vi để trường tồn. Sử gia Đào Duy Anh chép: "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Điên dạy cho dân quận Cửu chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách chép đó thì ta có thể đoán rằng trước hồi Bắc thuộc dân ta gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung quốc mới mặc áo gài về tay phải." (Việt nam Văn Hóa Sử, Đào Duy Anh, trang 172). Mặc dầu cuộc sống chung đụng và bắt chước theo người ngoại quốc, nhưng tổ tiên ta vẫn khôn khéo duy trì nét đặc thù của nền văn hóa, không đánh mất bản sắc dân tộc.

Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao, vì thiếu tài liệu kiểm chứng. Mới đây, nhân đọc cuốn kể chuyện "Chín Chúa Mười Ba Vua Triều Nguyễn" của ông Tôn Thất Bính, (Nhà Xuất Bản Đà Nẵng, 1997) có bài "Những Trang Đầu của Lịch Sử Áo Dài" tác giả chép như sau:

"Chiếc áo dài tha thướt xinh đẹp hiện nay phải qua một quá trình phát triển. Nó được hình thành từ đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Nguyên chúa Nguyễn Phúc Khoát nghe người Nghệ an truyền câu sấm: "Bát đại thời hoàn trung nguyên" (tám đời trở về trung nguyên), thấy từ Đoan Quốc Công đến nay vừa đúng tám đời bèn xưng hiệu lấy thể chế áo mũ trong Tam tài đồ hội làm kiểu... lại hạ lệnh cho trai gái hai xứ đổi dùng áo quần Bắc quốc để tỏ sự biến đổi, khiến phụ nữ bận áo ngắn hẹp tay như áo đàn ông thời Bắc quốc không có thế.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More